Hoa hướng dương

Hoa hướng dương hẳn luôn cảm thấy có quyền kiêu căng. vì lẽ nó là loại hoa cao lớn trồng trong vườn. Hơn nữa, kích thước của Hướng dương không phải là vốn quý duy nhất của nó, mà mọi bộ phận của loại cây này đều hữu dụng theo cách này hay cách khác.

Hạt Hướng dương để ăn và ép dầu ăn, lá và thân dùng làm thực phẩm gia súc và dệt thành vải, đôi khi còn dùng thay thuốc lá.

Đóa hoa hướng dương to lớn có những cánh vàng bao quanh một dĩa tròn màu vàng sẫm, nâu hay tím này thuộc về một nhóm có tên khoa học là Helianthus, do hai chữ Hy Lạp ghép lại: "helios" nghĩa là mặt trời và "anthos" là hoa. Người Incas ở Peru và sau đó là người da đỏ ở Bắc Mỹ từng tôn thờ loài hoa này như một biểu tượng của mặt trời. Có một truyền thuyết cổ xưa kể rằng một nữ thần dưới nước tên là Clytie đã chết vì trái tim tan vỡ khi bị thần mặt trời Apollo bội phản và nàng hóa thân thành hoa Hướng dương.

Hoa hướng dương còn có nhiều tên gọi khác ở các nước, song hay nhất có lẽ là "girasole" ở Ý, ghép bởi hai chữ "girare" là quay và "sol" là mặt trời. Đóa hoa này thực sự quay theo hướng mặt trời trong chuyến hành trình mỗi ngày từ Đông sang Tây.

Hoa đài các qui triều bao ánh sáng
Như trái tim thương nhớ hướng về em
Hoa vẫn thế kiêu kỳ không thay đổi
Vẫn ngàn năm soi bóng ánh mặt trời

Mùa hoa dài, có thể ra hoa mùa hè, tháng 10 đến tháng 4-5 năm sau cũng có thể ra hoa. 

Hướng dương ưa ấm, đất tơi xốp sợ ngập úng, nhiệt độ cao cây mọc kém, cây ngủ nghỉ. Cây hướng dương có thể trồng chậu, đất chậu thường dùng là đất lá rụng trộn với đất cát, thêm một ít bột xương. Mỗi năm thay chậu 1 lần vào tháng 8-9. Trước lúc thay chậu cần tỉa thưa, chỉnh hình, cắt bớt rễ. Hàng năm vào tháng 4 đem cây ra ngoài nơi thoáng gió. Để cho cây không ngừng ra hoa tăng cường tưới phân loãng, 10 ngày tưới 1 lần. Tưới nước bình thường không nên tưới nhiều nước. Đến mùa hè nóng cây bước vào ngủ nghỉ, nên đưa cây vào nhà bệ cây. Mùa thu là mùa ra hoa cần kết hợp tưới nước bón ít phân loãng. 

.
.
.
.
.