Khi chiêm ngưỡng những khu vườn truyền thống đẹp ngất ngây của khu vườn Nhật trên toàn thế giới; chúng mình không khỏi ngạc nhiên bởi cách bài trí, sắp xếp cực kì tinh tế và độc đáo.
Tuy nhiên, teen biết không, tất cả những khu vườn này đều có một chung một công thức bao gồm các yếu tố như nhà ở, nước, cây cầu bắc qua hồ nước, bậc thang bằng đá, đèn lồng, quán trà và hàng rào bảo vệ.
Vườn Nhật, Argentina
Đây là một trong những khu vườn theo phong cách Nhật Bản lớn nhất trên thế giới được hoàn thành vào năm 1967 tại Công viên Palermo, thủ đô Buenos Aires, Argentina. Nơi đây hội tụ đầy đủ các yếu tố của một khu vườn truyền thống Nhật: thác nước, suối, trà thất, cây thế, các cây cầu và hàng trăm loài cá chép bơi lội trong hồ. Đây là địa điểm lý tưởng cho du khách thư giãn sau những ngày bận rộn, căng thẳng.
Vườn Ryoan – Ji Zen, Nhật Bản
Ryoan – Ji Zen là một trong số vườn mang đặc trưng của Nhật, nổi bật từ các vật thể được trình bày ngăn nắp qua bàn tay của con người. Nếu thiếu đi một trong các yếu tố của cỏ, cây, hoa lá, đá, nước, cá, cầu thì không thể gọi là vườn Nhật. Thêm vào đó, yếu tố thời gian luôn là điều tiên quyết mang đến một không gian cổ kính in đậm dấu rêu phong cổ trên các lối đi.
Vườn Nhật, Hà Lan
Nghệ thuật trang trí vườn Nhật Bản xuất phát từ những kiến thức mà người Nhật học được từ Trung Quốc trong thời kỳ Asuka (538 – 710) cùng những kiến thức và thế giới quan Phật giáo. Ngày nay, phong cách trang trí vườn Nhật đã phổ biến trên toàn thế giới.
Trong đó, đá được bố trí nằm riêng lẻ hay thành nhóm, khối kết hợp với cây cỏ làm phông nền cho toàn bộ khu vườn. Giá trị nhất là những tảng đá có hình dáng thanh nhã, vẻ ngoài sần sùi, rêu phong phủ kín, mang vẻ đẹp hoàn toàn tự nhiên, dẫn lối bước đi cho quan khách.
Vườn Honbo, Nhật Bản
Đặc trưng của khu vườn này là sự kết hợp hài hòa giữa đá, nước và cây cảnh. Các nghệ nhân Nhật Bản luôn đề cao các khối đá như là một bộ khung và nền tảng của khu vườn Nhật và “đẽo gọt” chúng dưới nhiều hình dáng khác nhau như thạch đăng, thủy bồn, tường, bậc thang…
Vườn Como, Mỹ
Yếu tố nước mang vai trò thống trị trong vườn Nhật; là “linh hồn” của vườn Nhật dù và là tự nhiên hay nhân tạo; đều có thể hiện được nét lung linh, huyền ảo và thuần khiết của nước. Vườn Como trong công viêc bách thảo của Minesota, Mỹ đã cho thấy rõ điều này.
Vườn Nhật Bản ở Australia
Ở khu vườn Nhật này, thiết kế cây trồng có ý nghĩa bao gồm cả việc định dạng kích thước; và hình dáng của từng cây trong khu vườn nhằm tạo cho khách quan một cảm giác chan hòa; không tách biệt với thiên nhiên.
Vườn Thiền, Mỹ
Vườn đá Nhật Bản còn có tên vườn khô và vườn thiền định (Zen garden) từ lâu; đã chịu ảnh hưởng của Phật giáo Thiền tông; chủ yếu được tìm thấy tại các ngôi chùa đền Thiền phái của thiền định. Không như những khu vườn truyền thống khác là sử dụng đến ao hay suối nước; vườn đá là biểu tượng của phong cảnh thiên nhiên bao gồm đồi, núi, sông; hồ thông qua việc bố trí đá; sỏi, cát trắng, rong rêu và các loại cây cảnh được gọt tỉa. Vườn Thiền, Mỹ là một điển hình.
Vườn Hamilton, New Zealand
Việc bài trí đá rất được coi trọng trong các khu vườn thiền định; bởi mỗi một khu vườn thiền đều gắn với một sự tích; một câu chuyện nào đó rất cô đọng về bố cục; và đơn giản về màu sắc mà chỉ người tạo ra nó mới hiểu. Bởi thế, những khu vườn kiểu này như Vườn Hamilton ở New Zealand, Vườn đá Nhật ở Nhật …đòi hỏi người xem phải thật tinh ý mới hiểu hết được “ý tứ” của chủ nhân khu vườn.